Đầu mài phá là gì? Cách sử dụng đầu mài phá sứ

Bạn là một thợ nail chuyên nghiệp? Tiệm nail của bạn khá đông và làm sao để làm 1 bộ móng thật nhanh cho khách? Bạn làm ra các bộ móng bền, lâu, chắc chắn với thời gian? Khách hàng của bạn làm móng quá lâu mà không bị bong? Và giờ làm sao để phá bộ móng đã sơn trước đây hết sơn mà vẫn an toàn? Làm sao để phá nhanh và không mất thời gian chờ đợi của khách? Dụng cụ hỗ trợ phá móng gel, bột không thể thếu là máy mài. Tuy nhiên, máy mài trên thị trường lại có nhiều loại và mỗi loại có 1 đầu mài riêng. Đầu mài phá móng cũng có nhiều loại. Hiện nay, trên thị trường vẫn đang dùng đầu mài phá sứ hoặc đầu mài phá màu ghi. Vậy đầu mài phá móng là gì? Cách sử dụng đầu mài phá sứ như thế nào? Mô tả và hướng dẫn sử dụng đầu mài phá sứ ra sao?

1. Đầu mài phá bằng sứ là gì
 Đầu mài phá bằng sứ là một bộ phận trong bộ đầu mài móng của máy mài, được sử dụng phổ biến trong việc mài mịn hoặc phá móng gel/bột, dùng cho những người mới bắt đầu vào học nghề cũng như chuyên nghiệp trong các tiệm nail. Sản phẩm đươc làm bằng sứ cao cấp có tính ưu điểm vượt trội so với các đầu mài phá thông thường như: Không bị bào mòn bề mặt sau một thời gian dài sử dụng, hạn chế tối đa việc hư tổn bề mặt móng cũng như lớp viền da biểu bì trong trường hợp không may trượt tay va chạm vào, trong quá trình mài phá móng không dẫn đến việc nóng bỏng bề mặt móng khi tập trung mài phá tại một điểm, với thiết kế dạng hình thoi đầu tròn có ưu điểm thích hợp với mọi bề mặt móng ngay cả những điểm tại viền da góc móng.
2. Mô tả đầu mài, đầu mài sứ
Đầu mài phá bằng sứ được thiết kế nhỏ gọn thuận tiện trong việc sử dụng, di chuyển hay cất giữ trong bộ hộp đồ dùng. Gồm 2 bộ phận chính là Thân đầu mài và phần trục kết nối với máy mài. Phần đầu mài dạng hình thoi, đầu tròn được làm bằng sứ cao cấp, với đường kính 5mm, chiều dài 12mm. Trên thân đầu mài được bao phủ bởi răng cưa ráp sứ, với mạng lưới song song đan chéo nhau, có tác dụng mài mịn và phá đi lớp gel/bột. Phần trục kết nối với máy mài với chiều dài 25mm, có tác dụng bám chắc với phần tay cầm của máy mài trong quá trình mài móng.
3. Cách sử dụng đầu mài, đầu mài sứ
Sau một thời gian làm móng với lớp gel cứng hoặc bột, ta muốn phá lớp móng giả cũ và thay thế bằng bộ móng mới, khi đó ta sẽ dùng đến máy mài với Đầu mài phá bằng sứ để mài đi lớp gel/bột trên bề mặt móng .Hoặc trong quá trình tạo phom móng với gel/bột, khi bề mặt móng vẫn còn độ gồ ghề, không bằng phẳng ta sẽ dùng đến đầu mài để mài mịn mặt móng.
 Đầu tiên bạn hãy gắn kết nối với máy mài bằng cách xoay phần màu xanh ở giữa tay cầm của máy mài theo hướng ngược chiều kim đồng hồ để mở vị trí lắp đầu mài trên đỉnh tay cầm. Tiếp theo là kết nối thân máy mài với nguồn điện, chọn chế độ bật tắt bằng chân hay tay rồi gạt thanh ngang điều chỉnh mức độ mài nhanh chậm.Nếu trong quá trình mài ta cảm giác đầu mài dễ bị trơn, trượt, không bám đều trên mặt móng thì ta phải đổi lại chiều đầu mài cho thuận lợi hơn. Khi mài phá móng, ta chỉ mài khoảng 2/3 bề mặt móng gel/bột, sau đó dùng miếng ủ tháo móng hoặc dùng bông thấm một lượng nước ủ móng kết hợp bọc giấy bạc để phá lớp gel/bột còn lại trên mặt móng. Trong quá trình mài móng, ta nên mài đều tay theo một chiều và đặt bằng đầu mài móng so với mặt móng, nếu mài tại điểm khúc cua viền móng ta đẩy đầu mài lên một góc 45 độ với mặt móng để mài bằng phần nhỏ nhất trên đỉnh đầu mài, không nên mài tại một điểm quá lâu gây nóng móng ảnh hưởng đến sức khỏe của móng.
4. Chú ý khi sử dụng đầu mài, đầu mài sứ
- Bảo quản sản phẩm nơi khô ráo thoáng mát trong hộp đầu mài chuyên dụng.
- Mọi chi tiết về sản phẩm Đầu mài phá bằng sứ, cách sử dụng Đầu mài phá bằng sứ: Các bạn vui lòng liên hệ theo các thông tin cuối website để được hướng dẫn và giải đáp thắc mắc
- Mọi sản phẩm mua tại Phương Lê shop, bạn sẽ được hướng dẫn sử dụng chi tiết, đảm bảo hiệu quả, tối ưu nhất về chi phí!