Kinh nghiệm chọn đối tác hợp tác mở cửa hàng Nail
- Thông tin:
- Chuyên mục: Blog
- Đăng vào 21 Tháng 3 2016
- NailPhuongLe viết
- Xem 8956 lần
Ra biển lớn, ai lại đi một mình. Việc chọn cho mình một đối tác làm việc để cùng kinh doanh trong lĩnh vực Nail là điều nên làm, để đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định, bạn không nên là duy nhất, nhất là ở mức độ quản lý, sẽ có lúc bạn ra ngoài tìm đối tác, có lúc bạn ở cửa hàng quản lý nhân viên,... thì cần có một người tương tự như bạn làm các khối lượng công việc tương tự.
Đặc biệt, việc có thêm một người tương tự vai trò, trách nhiệm và quền lợi như bạn thì người đó có thể cùng với bạn tạo ra một sự hoàn thiện trong mọi công việc của cơ sở Sau đây là kinh nghiệm chủ quan và lý do tại sao bạn nên chọn đối tác hợp tác cùng làm việc do Nail Phương Lê chia sẻ, các tiêu chí sau càng đầy đủ thì tỷ lệ hợp tác thành công càng cao và hiệu quả kinh doanh sẽ càng lớn
Những kinh nghiệm dưới đây có những kinh nghiệm phải trả giá bằng thời gian, niềm tin, tiền bạc rất nhiều bạn mới nhận ra, vì vậy nếu bạn đánh giá cao và nghiêm túc tìm hiểu kỹ về chúng thì tỷ lệ rủi do của bạn khi hợp tác sẽ càng thấp
- Đối tác của bạn cũng phải có tư tưởng nghề nghiệp như bạn: Có chí hướng nghề nghiệp, có đam mê kinh doanh, có mơ ước, có chí tiến thủ và phấn đấu trong công việc. Nếu không có đam mê trong công việc chuyên môn và tham vọng trong công việc kinh doanh thì chắc chắn mọi việc người đó làm sẽ rất thực dụng, thậm trí sự hợp tác sắp tới với bạn cũng chỉ để giải quyết các vấn đề thực dụng trước mắt của họ mà thôi "Nếu không có đam mê và tham vọng, thì những công việc của một người, họ sẽ làm theo cách rất thực dụng"
- Chuyên môn và tố chất: Có đam mê với công việc đã chọn, thậm trí có những tố chất nổi bật với chuyên môn của họ khiến họ được nhiều người đánh giá là GIỎI
Những thế mạnh được coi là tố chất của một người, thường sẽ giúp cho công việc của người đó có những đột phá rất bất ngờ, còn nếu chỉ đi theo lối mòn của sự cần mẫn, chăm chỉ, đi theo lối mòn cũ thì các bạn sẽ không tạo ra được sự mới lạ, độc đáo, giữa thị trường đầy sự cạnh tranh và ngày càng khốc liệt, muốn thành công bạn không thể không có sự khác biệt
- Tương đồng về quan điểm kinh doanh và cuộc sống: Quan điểm kinh doanh là thích đầu tư hay không thích đầu tư, ưa mạo hiểm hay thích sự an toàn, sẵn sàng đầu tư tính đến lâu dài hay muốn có hiệu quả nhanh chóng, có đạo đức nghề nghiệp không, quan điểm về cuộc sống như thế nào, ví dụ các công việc vì cộng đồng, cách đối xử với nhân viên, cách khai thác khách hàng, cách làm việc và đối xử với đối tác liên kết,...
Nếu mọi thứ quá khác nhau ví dụ: Bạn đề xuất thành lập quỹ từ thiện, hoặc muốn có chương trình miễn phí, hỗ trợ người khuyết tật, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nhưng đối tác của bạn không những không ủng hộ mà có cách nghĩ trái ngược lại hoàn toàn, có những đánh giá tiêu cực, ngược lại hoàn toàn với những gì bạn mong đợi thì bạn cũng cần suy nghĩ rất kỹ trong trường hợp này
- Cùng xuất phát điểm: Bạn không nên coi trọng quá một người chênh lệch lớn với bạn về xuất phát điểm, cùng coi kế hoạch của bạn là dự án khởi nghiệp, và với những người mà dòng dõi, gia đìnhhọ có truyền thống kinh doanh hoặc họ kinh doanh với các nguyên tắc đầu tư lớn, đầu tư mạo hiểm bởi thói quen mà họ đã luôn từng làm thì nó cũng sẽ không phù hợp với việc vừa làm vừa học hỏi dần như bạn, hãy chọn những người có xuất phát điểm về kiến thức tương đương với bạn, nguồn tài chính và tiềm lực tương đương với bạn, và cả hai cùng biết rằng mình đang xuất phát điểm cùng ở cấp độ nào đó, thậm trí cùng đi lên từ con số 0 thì là tốt nhất
Nếu bạn đang nợ nần vì các kế hoạch kinh doanh khác trước đó mà chuyển sang triển khai kế hoạch mới, bạn còn có thể được coi là xuất phát điểm từ con số âm, khi thành công đến, xuất phát điểm càng thấp thì chúng ta càng cảm thấy tự hào chứ chả có gì đáng chê trách cả
- Cùng hoàn cảnh: Họ ở cùng hoàn cảnh về công việc, không phải là một người đã làm thành công rất lớn trước đó và hiện tại, không phải là một người một tay kinh doanh đa mảng đa nghành nghề và đang rất thành công, trong trường hợp bạn xuất phát điểm là con số 0 thì bạn đang cần tìm một người mà người đó sẽ nắm một nửa sự nghiệp của bạn, vậy bạn chỉ nên chọn ai coi thương hiệu mà các bạn sắp hợp tác để xây dựng là một nửa sự nghiệp của họ thì sẽ tốt hơn, còn nếu họ đã quá thành công và đang rất ổn định với các kế hoạch kinh doanh và đầu tư, thì kế hoạch làm việc với bạn chỉ là một sự đầu tư nhỏ, sự dàn trải về tài chính để tạo thêm một kênh thu nhập, với những người này trong quan điểm làm việc của họ đã bị có một quan niệm là kênh này mất thì đã có kênh khác tạo ra thu nhập, vậy nên bạn sẽ khó lấy được sự sống chết của họ khi làm việc, ngược lại hoàn toàn, với những người cùng làm với chúng ta và đó là sự khởi nghiệp khởi đầu của họ thì chắc chắn một điều rằng nó chính là đứa con tinh thần, là sự cống hiến tận tuy và hết mình của họ
Ngoài ra trong cuộc sống, hoàn cảnh tương đồng cũng là rất tốt, bạn làm việc với những người cùng đang như mình, cùng khó khăn ở công việc hiện tại, nhưng đã có nhiều kinh nghiệm trong quá khứ và đang mong muốn tìm cái gì đó đầu tiên, thậm trí là duy nhất để gây dựng trong tương lai thì sẽ rất tuyệt vời
- Tìm những người có kỹ năng và thế mạnh có thể bù trừ được điểm yếu của mình: Sự kết hợp của các bạn bắt buộc phải có sự có bù trừ những điểm mạnh yếu cho nhau một cách hoàn hảo nhất. Bạn đừng bao giờ hợp tác cùng với một người bạn thân, một người quen biết đã lâu rồi vì sự cả nể, vì sự yêu thương hay đồng cảm, cảm thấy họ giống mình quá, cùng xuất phát điểm, cùng hoàn cảnh, chỉ dựa vào 2 yếu tố này (và chắc chắn rằng bên ngoài kia rất nhiều đội đang bắt đầu bước vào công cuộc hợp tác kinh doanh cùng nhau chỉ dựa trên hai yếu tố này) điều chắc chắn là các bạn sẽ có ý chí phấn đấu rất cao và rất đoàn kết thời gian đầu, nhưng điều đó sẽ không đảm bảo cho sự ổn định và phát triển mạnh mẽ trong tương lai nếu đối tác bạn chọn không phải là người có khả năng lấp đi những khoảng trống kỹ năng của bạn
Ví dụ: Nếu bạn là một người làm gel xuất sắc, bạn có khả năng quản lý tài chính rất tốt, biết cách giao tiếp khách hàng và có nhiều mối quan hệ,... tuy nhiên bạn không biết gì về bột, vẽ, hoặc Các loại dịch vụ mở rộng có thể kết hợp cùng Nail, bạn không quen lên các kế hoạch, không hay làm việc theo kế hoạch, thiếu hụt về kinh nghiệm quản lý nhân sự, truyền thông, quảng cáo và xây dựng thương hiệu,... thì bạn nên tìm một người có được những thế mạnh trên
Sự bù trừ điểm mạnh yếu giúp bạn vĩnh viễn gắn kết với nhau, tôn trọng nhau và không mất nhiều thời gian để học hỏi, trải nghiệm chúng, mà nó đã có sẵn ở đối tác của bạn
- Củng cố niềm tin và cảm giác an toàn trong chính bạn: Hãy thông qua các cuộc trò chuyện, tìm hiểu, giao lưu để cảm nhận được sự sẵn sàng của bạn khi hợp tác với đối tác đó, dựa vào cách họ giao tiếp, trò chuyện, các mối quan hệ của họ, những kết quả trong quá khứ mà họ đã làm được, những điều họ làm đúng và những thứ họ quyết định sai,... tất cả sẽ mách bảo cho bạn để bạn có thể đưa ra quyết định hợp tác một cách thoải mái nhất, hay còn nhiều băn khoăn lo lắng, đừng để thái độ tiêu cực xuất hiện ngay cả khi mới bắt đầu hợp tác, vì vậy cần thẳng thắn nếu cần thiết. Trong nhiều trường hợp sự thẳng thắn hơi tế nhị khi đôi lúc nó mâu thuẫn với sự tin tưởng tuyệt đối nhưng không lo bị nhầm lẫn, tin tưởng là tin tưởng còn thẳng thắn thì người đối diện cũng sẽ phân biệt được đó là thẳng thắn!
- Nên hạn chế sô người cổ phần: Bạn nên cố gắng hợp tác ở mức độ 2 người, nó ngoài việc giúp gọn nhẹ và nhanh chóng trong các quyết định, còn giúp công việc của bạn được dễ chịu hơn khi nhiều trường hợp, mọi thứ được thông cảm với nhau dựa trên yếu tố tình cảm, nhóm từ 3 người trở lên thì sẽ khác, mọi thứ quyết định đều sẽ dựa trên quy định và sự thống nhất sẽ phải diễn ra ít nhất 2 lần cho một sự việc
Việc hệ thống có nhiều cổ đông là tốt, sẽ có được trí tuệ, chất xám và công sức của nhiều người, tuy nhiên hệ thống cốt lõi ban đầu thường nhỏ, chưa cần thiết tới nhiều cổ đông, bạn có thể phát triển mở rộng các kế hoạch khác dựa trên nền tảng hệ thống sẵn có khi nó đã phát triển và ổn đinh, rồi cổ phần hóa các kế hoạch mới này
- Đây là điều quan trọng thứ 2, tin tưởng tuyệt đối vào đối tác và các kế hoạch: Khi hợp tác, các bạn cần tin tưởng tuyệt đối hoàn toàn, trong trường hợp hợp tác song phương, chỉ có 2 người, bạn có thể còn tin tưởng được đến mức độ các vấn đề về tài chính bạn cũng không quan tâm xem đối tác phụ trách phần đó có minh bạch hay không, các phần kế toán nội bộ giữa 2 người đưa ra một phương pháp thống kê an toàn nhất rồi chỉ cần quan tâm đến các con số ở thời điểm chốt sổ hiện tại, còn các vấn đề nhầm lẫn nhỏ nếu có trước đó thì hãy cứ bỏ qua, không phải truy xuất lại khi không cần thiết. Cả hai bạn khi hợp tác thì cần làm được điều này, nó còn giúp bạn thoải mái đầu óc hơn khi bạn đã tin tưởng tuyệt đối vào người phụ trách các công việc liên quan đến tài chính
Với mọi kế hoạch các bạn đưa ra, tất cả mọi người cần tin tưởng tuyệt đối nó sẽ hiệu quả, có thể chưa hiệu quả được như mong đợi nhưng cũng không nghi ngờ vào kế hoạch nhất là giai đoạn sau khi thống nhất và bắt đầu triển khai, dù kết quả có không được như ý muốn hãy cũng cứ nhặt nhạnh kinh nghiệm và đúc rút từ nó những bài học cho lần sau, tránh suy nghĩ bi quan, tiêu cực với mọi kế hoạch
- Điều quan trọng nhất: "Bạn phải là người chủ động làm điều quan trọng thứ 2". Bạn phải là người thể hiện tinh thần trước, hy sinh trước, sẵn sàng trước và hành động trước, đừng yêu cầu đối tác hay hệ thống phải làm gì đó để chứng minh với mình điều này, điều khác khi bạn đã chọn lựa làm việc với họ dựa trên sự tin tưởng
Trong mọi trường hợp, mọi lý thuyết, mọi triết lý, nếu chúng ta không làm nó thì nó sẽ không bao giờ trở thành hiện thực, dù bạn có giỏi tới đâu, ở cương vị như thế nào thì việc bạn trực tiếp làm việc cùng mọi người, là người đi đầu trong mọi việc nhỏ nhặt nhất thì các lý thuyết bạn đưa ra mới có hiệu quả thực tế
Các chia sẻ này phù hợp với những bạn đang ở quá trình khởi nghiệp, hoặc gây dựng công việc là sự nghiệp đầu tiên của mình
Nail Phương Lê chúc các bạn sớm tìm cho mình được một đối tác phù hợp và sẽ cùng khởi nghiệp thành công!
Bài viết liên quan
Bài viết mới hơn
- Học nghề Nail: Nên học vẽ móng tay ở cửa hàng hay trung tâm đào tạo
- Học Nail ở đâu, học vẽ móng tay ở Nail Phương Lê có tốt không
- 80% thợ nail trên thế giới là người Việt Nam, tại sao ở Việt Nam Nail lại chỉ mới bắt đầu
- Học nghề Nail: Chỉ có bạn từ bỏ ước mơ chứ ước mơ không bao giờ từ bỏ bạn
- Mở tiệm làm móng: Mua đồ Nail cần thiết cho một cửa hàng làm móng
Bài viết cũ hơn
- Phát triển tiệm Nail: Cách thức sử dụng triệt để từng loại dữ liệu khách hàng
- Mở cửa hàng làm móng: Những lưu ý khi đàm phán thuê mặt bằng mở tiệm Nail
- Học Nail thâu đêm: Hãy theo đuổi đam mê, mọi thứ sẽ chạy theo bạn
- Con đường và cách thức an toàn nhất để mở một tiệm Nail thành công phù hợp với mọi đối tượng
- Kiếm tiền với nghề Nail: Đi làm thuê hay mở cửa hàng?