Học nghề Nail, bản chất thật của các loại bằng và chứng chỉ

Trong quá trình các bạn học viên tham khảo học Nail, mặc dù bằng cấp ở xã hội này không còn quá quan trọng khi đi xin việc, kể các bằng cấp ở các trường Trung cấp, CĐ, ĐH chuyên nghiệp mà không có kinh nghiệm thì cũng thất nghiệp như thường, chưa nói tới việc đi ra nước ngoài này nọ, vác cái bằng đi càng dễ thất nghiệp, đó là thực trạng, không thể phủ nhận và đừng bao giờ dối trá!

Khi các học viên hỏi Trung tâm có cấp bằng không, có bằng Quốc tế này kia không,... Trung tâm chỉ trả lời một câu rất ngắn gọn là: "Chỉ có chứng chỉ đại diện của Trung tâm thôi em", bạn nào quan tâm kỹ thì Trung tâm vẫn giải thích, tuy nhiên để nhiều bạn hiểu thực sự bản chất của việc cấp chứng chỉ, bằng cấp Quốc tế này kia thì Trung tâm có một bài viết chia sẻ, từ kinh nghiệm thực tế, từ những học viên đã và đang làm việc ở nước ngoài chia sẻ để Trung tâm đúc kết và tư vấn đúng cho các bạn học viên

Không phải là học trong một hệ thống trường chuyên nghiệp từ Trung cấp trở lên, bạn đừng bao giờ mơ có bằng, dùng từ bằng vào cái từ "Em được cấp bằng" là sai bét rồi, từ đó chỉ dùng cho các hệ thống từ Trung cấp chuyên nghiệp, hoặc trường dạy nghề được nhà nước chính thức công nhận trở lên

Dùng từ "Em được cấp bằng nghề" thì lại càng sai, các trường ĐH, CĐ, Trung cấp không phải có chuyên môn dạy nghề còn chưa thể tự nhận là dạy được nghề, nói chi một vài cá nhân tổ chức ngoài nhà nước, ở Việt Nam chưa có một trường chính quy nào của nhà nước đào tạo dạy nghề Nail và cấp được bằng theo tiêu chuẩn và quy định của nhà nước Việt Nam, vậy nên đợi khi có Trường Đại Học Nail, Đại Học Tóc, Đại Học Xăm,... gì gì đó được xây dựng thì chúng ta hãy mơ tới bằng cấp theo tiêu chuẩn và được luật pháp công nhận tại Việt Nam

Còn với một số loại Chứng chỉ, ở các Trung tâm lớn, có một số tác dụng như giảm giờ học khi xin vào làm ở một tiệm mới nước ngoài, hay có giá trị ở Hồng Kông, Hàn Quốc gì gì đó, thì bản chất của nó là các Cơ sở đào tạo đó sử dụng sản phẩm, có quy trình đào tạo giống với các công ty, tổ chức nào đó ở nước ngoài, nên khi bạn ra nước ngoài, xin vào các nơi chuyên sử dụng dòng sản phẩm đó, hoặc xin vào công ty liên kết với Cơ sở đào tạo tại Việt Nam đó, thì bạn có thể được giảm số lượng giờ phải học thêm trước khi được làm, tuy nhiên có một sự thật phũ phàng mà các Trung tâm ít chia sẻ, là phần đa nó chỉ có tác dụng ở một vài công ty ở Quốc gia nào đó mà Cơ sở đào tạo liên kết, còn bạn mang sang một công ty khác, họ vẫn đá bạn như thường, thậm chí còn bị ăn chửi là: "Sao mày ko học sử dụng sản phẩm của tao mà mày lại học ở chỗ khác và dùng sản phẩm khác"

Cụ thể ví dụ minh họa như sau: Ở Việt Nam bạn học tại Nail Phương Lê, trung tâm dạy quy trình chuẩn khi sử dụng và các kỹ thuật của một số bang tại Mỹ và phần đa tại Úc, sản phẩm sử dụng là CND chính hãng, trong trường hợp Nail Phương Lê là đối tác được CND quốc tế liên kết hợp tác, thì khi bạn sang nước ngoài, xin việc vào các tiệm nail, công ty sử dụng chuyên đồ CND, bạn sẽ được giảm giờ phải học trước khi được làm, do bạn đã quen và biết quy trình sử dụng sản phẩm đó để làm dịch vụ rồi, tuy nhiên Nail Phương Lê không liên kết với OPI, thế thì khi sang đó mà bạn phi vào công ty hay cửa hàng nào chỉ sử dụng các sản phẩm của OPI để làm dịch vụ, thì có khả năng bạn bị out từ vòng gửi xe, nếu gặp một bà chủ ét te kiểu: "Mày ko sử dụng OPI thì tao không bao giờ nhận mày, ai bảo mày không dùng đồ CND" thì bạn còn không có cơ hội được thử tay nghề :((

Vâng, đó chính là bản chất của bằng cấp và chứng chỉ, các bạn cố gắng làm thật điêu luyện và trau dồi kinh nghiệm, tay nghề mình tự tin, thì chả ngại vấn đề gì cả, đòi hỏi bằng cấp rồi mình không đáp ứng được thì làm cũng vất vả, còn có tay nghề có khi họ còn mời mình làm ấy!

Chính vì lẽ đó, nếu bạn nhận được tư vấn chính thức từ Trung tâm Nail Phương Lê (qua hệ thống website, fanpage hoặc hotline, không phải từ nhân viên hay giáo viên của Trung tâm đôi lúc cũng tư vấn chưa chính xác) thì bạn sẽ nhận được sự công nhận từ Nail Phương Lê là chúng tôi chỉ có thể cung cấp "Chứng chỉ đại diện của Trung tâm" mà thôi, Trung tâm có thể chính xác là dạy nghề cho bạn đó, nhưng đó về bản chất mới chỉ dừng lại ở hình thức truyền nghề, sau khi hai bên thống nhất thỏa thuận, chưa thể được gọi là dạy, hay cấp phát bằng, nếu bạn nói là Chứng chỉ đó có thể đảm bảo được chắc chắn bạn sẽ được nhận khi đi xin việc hay không, thì Trung tâm cũng trả lời luôn là nó chỉ có tác dụng giúp bạn một phần nào đó, trong trường hợp người tuyển dụng biết về Nail Phương Lê, có thể có một chút ưu ái, tất nhiên, Trung tâm không chắc chắn tỷ lệ thành công là cao, bởi Chứng chỉ đó chưa phải là chứng chỉ chuẩn nhất cuối cùng của Trung tâm, chứng chỉ cuối cùng của Trung tâm cấp có nội dung toàn bộ bằng tiếng Việt, ghi rõ chi tiết kỹ thuật bạn đã học, kèm theo một bảng Đánh giá kết quả học tập gồm rất nhiều thông tin như số giờ học tối thiểu, tối đa, số giờ thực hành, số bài thực hành, bài thi, các hoạt động học nâng cao,... và Chứng chỉ này chỉ được cấp sau khi các bạn kết thúc khóa học và đi trải nghiệm, thực tập ở môi trường thực tế nào đó trong 06 tháng, trong 06 tháng số sản phẩm bạn thực hành phải xuất hiện đầy đủ các kỹ thuật được học mà tên nó sẽ xuất hiện trong Chứng chỉ cuối cùng của Trung tâm, số sản phẩm bạn làm ra được phải đạt trung bình ít nhất mỗi ngày 02 bộ trong suốt 06 tháng thực tập ở môi trường thực tế, Trung tâm kiểm tra chính xác và xác thực tay nghề thực sự của bạn, các kỹ thuật mà bạn vượt qua sau quá trình thực tập, lúc đó Trung tâm mới cấp chứng chỉ cuối cho bạn

Vậy nên các chủ tiệm khi đọc được thông tin này cũng chú ý, học viên có nhiều trình độ khác nhau, không cứ tốt nghiệp và cầm chứng chỉ của Nail Phương Lê là đánh giá cao ngay rồi nhận vào làm, sau đó chưa đáp ứng đươc nhu cầu công việc thì lại quay ra đánh giá Trung tâm. Thời gian vừa rồi thậm chí có bạn học được một vài buổi rồi vội vàng đi xin việc, nhiều chủ tiệm không cần biết lý lẽ, cứ thấy không làm được là đổ lên đầu giáo viên và cơ sở đào tạo, nhưng các bạn không biết rằng, họ mới chỉ học một thời gian rất ngắn, kể cả có học chăm chỉ đi nữa, mà không cầm chứng chỉ cuối của Trung tâm thì bạn không nên đánh giá trung tâm, mà phải yêu cầu học viên đó nên đi học tiêp.

Trường hợp một học viên cầm chứng chỉ cuối của Trung tâm tới cửa hàng bạn xin việc, chúng tôi đảm bảo 99% học viên đó đạt yêu cầu công việc của quý vị, kỹ thuật nào ở Chứng chỉ không đat yêu cầu của cửa hàng, Trung tâm cam kết nhận lại học viên và hỗ trợ đào tạo lại miễn phí tới khi cửa hàng ưng ý thì thôi, nói vui một câu khi Trung tâm theo dõi quá trình học tập, thấy một số học viên có tiềm năng, Trung tâm gợi ý các bạn đi thực tập để lấy chứng chỉ cuối, sau khi nghe quy trình để có được chứng chỉ đó, các bạn lác đầu ngao ngán, bảo thôi em lấy chứng chỉ thường này thôi, cái đó khó bằng lên giời

Mặc dù khó đạt được thế nhưng các bạn lưu ý rằng khi ra nước ngoài, nó cũng chả có tác dụng gì cả, ở Việt Nam nó cùng vô vàn các tên gọi mỹ miều khác như Bằng cấp quốc tế, quốc gia này nọ, chỉ là tờ giấy vô giá trị

Chúng tôi nhìn thấy một sự thật rằng, nếu đào tạo học viên không đảm bảo tay nghề, có đắp nhiều loại bằng lên người các bạn thì khi các bạn đi làm, đi xin việc cũng sẽ không đáp ứng được yêu cầu, rồi chính Trung tâm cũng bị ảnh hưởng về uy tín

Vậy nên, nhắn nhủ tới các bạn học viên rằng, hãy tích cực và nỗ lực hết mình, kiên trì và học hỏi vì đam mê, tuổi trẻ còn dài, cơ hội còn nhiều, không được đặt nặng bằng cấp, đặt nặng bằng cấp thì bạn nên cố gắng đầu tư tiền và thời gian khoảng 5-6 năm đi học CĐ, ĐH, đừng học nghề Nail nữa, cố chạy theo bằng cấp ở nghề Nail là chạy theo quả bóng bay không có thật, khi học hay làm cũng đừng vội vàng đánh giá tiêu cực mà nghiêm khắc với bản thân và nỗ lực học tập của mình nhiều hơn, các cơ sở, trung tâm dạy nghề cũng nên tư vấn đúng cho các bạn học viên khi tìm hiểu về học nghề Nail, các salon, cửa hàng khi tuyển dụng cũng đặt mình vào hoàn cảnh của học viên mới học để thấu hiểu và tuyển dụng, hãy cho họ cơ hội như bạn đã từng được nhận: Tuyển thợ Nail, bạn đã từng cho người khác cơ hội như bạn đã từng nhận

Dù làm bất kỳ điều gì, chúng ta cũng cần phải có Đạo đức nghề nghiệp!

Thân ái!