Articles

Xem 12739 lần Đăng bởi NailPhuongLe Chuyên mục: Blog Số bình luận:

Việc chọn lựa mặt bằng là điều vô cùng cần thiết và quan trọng, quyết định khá nhiều đến yêu tố thành công của cửa hàng. Mặt bằng phù hợp rồi nhưng vấn đề là các chi tiết trong hợp đồng thuê mặt bằng cũng cần chú ý rõ ràng để đảm bảo sự đầu tư lâu dài và ổn định, hôm nay Nail Phương Lê sẽ chia sẻ với các bạn những kinh nghiệm, các tình huống mắc phải khi bạn thuê mặt bằng để kinh doanh, mở tiệm Nail

Sau khi bạn hoàn tất quá trình học nghề Nail, hoàn tất hai giai đoạn đầu trong 3 bước để mở một tiệm Nail thành công trong bài viết Con đường và cách thức an toàn nhất để mở một tiệm Nail thành công phù hợp với mọi đối tượng, đến giai đoạn thứ 3 là mở cửa hàng Nail, bạn nên đọc trước bài Kinh doanh nghành Nail: Chọn mặt bằng để mở tiệm Nail và bạn đã chốt được một mặt bàng thích hợp rồi thì bước đàm phán để thuê mặt bằng đó cũng rất quan trọng, nó quyết định đến tương lai của cửa hàng của bạn nên Trung tâm xin chia sẻ kinh nghiệm để bạn đưa các nội dung này vào trong bản hợp đồng cho chặt chẽ, yên tâm đầu tư lâu dài và ổn định

Nhờ sự chia sẻ nhiệt tình của các học viên đã tốt nghiệp tại Nail Phương Lê và đang kinh doanh trực tiếp trong lĩnh vực Nail, Trung tâm xin chia sẻ lại những chú ý nhỏ nhưng rất quan trọng khi bạn thương thảo với chủ mặt bằng

1. Thời gian cho thuê: Đàm phán thuê ít nhất là 3 năm, khi bạn đã tự tin với tay nghề và hội tụ đủ điều kiện để kinh doanh, đồng thời cơ sở vật chất đảm bảo tiêu chí chọn mặt bằng, hợp đồng đảm bảo 9 tiêu chí trong bài này thì thì hãy cứ tự tin làm hợp đồng thuê nhà càng lâu càng tốt. Việc đầu tư ban đầu là tốn kém, ít nhất 3 năm mới đủ khấu hao thiết bị và cửa hàng đã đi vào ổn định

2. Không có tiềm năng xảy ra rủi do khách quan ví dụ: Không có hiện tượng sẽ giải tỏa mặt bằng theo dự án, hỏi gia đình chủ cửa hàng có dự định gì trong 3-5 năm tới không ví dụ cho con cái, đang có ý định bán nhà,...

3. Tăng tiền nhà: Không tăng quá 5% giá trị thuê nhà trong 1 năm và chỉ tăng theo xu thế thị trường, nếu thị trường nhà đất tăng thì mới được tăng

4. Được toàn quyền sử dụng và sửa đổi không gian nhưng đảm bảo không thay đổi cấu trúc nhà: Nhiều bạn học viên thuê mặt bằng, khi ngồi nói chuyện chia sẻ các bạn có phàn nàn là nhà chủ thoải mái được cái là xót nhà, nên mình đóng đinh, khoan đục tường nhiều quá họ không thoải mái và việc tái ký hợp đồng để sử dụng lâu dài cũng khó, vì thế khi đàm phán ký kết bạn cần chủ nhà chắc chắn cho bạn sử đổi toàn bộ không gian theo ý muốn của bạn, miễn sao bạn không tác động nhiều đến cấu trúc sẵn có của nhà như phá cửa, phá tường ngăn giữa các gian, giải phóng khu vệ sinh, công trình phụ,...

5. Thuế nhà đất: Thuế nhà đất mặc định chủ nhà phải đóng thay cho chúng ta vì họ là chủ sở hữu chính thức, đây là khoản nhỏ nhưng vì sao họ lại phải làm, bởi nhiều trường hợp chúng ta bị xã, phường khu vực đó làm khó, lúc này chủ nhà phải có quan hệ tốt và đứng ra giải quyết đại diện, việc liên quan đến các cơ quan đoàn thể trong kinh doanh đôi lúc làm chúng ta lo lắng mất nhiều thời gian, vậy nên sự hiện diện đều đặn của chủ sở hữu với các bác tổ trưởng, CA khu vực, phường, xã là tốt nhất

6. Khấu hao cơ sở cố định: Việc khấu hao cơ sở chủ nhà phải chịu sau khi kết thúc hợp đồng, ví dụ hệ thống điện nước, sơn sửa tường, đi lại hệ thống dây điện, lát lại sàn nhà,... là đã bao gồm trong chi phí thuê nhà, sau khi kết thúc hợp đồng bên thuê nhà không phải bỏ chi phí sửa sang các chi tiết đó. Bù lại mọi việc khấu hao, bổ sung cơ sở trong quá trình thuê nhà thì bên thuê nhà sẽ chủ động bỏ chi phí ra để tự làm

Có một số trường hợp các bạn đi thuê mặt bằng, sau khi không thuê nữa thì chủ nhà bắt phải sơn sửa tường, sàn nhà, đèn điện,... rất mất thời gian và không hợp lý, trong khi mỗi tháng họ thu đầy đủ tiền thuê nhà, thì việc khấu hao họ có thể bỏ một phần rất nhỏ từ tiền đó để sửa sang lại cơ sở, nhưng nếu chúng ta phải làm việc đó thì sẽ mất khá nhiều thời gian cho việc tu sửa

7. Được sử dụng vào các thủ tục pháp lý khi cần thiết: Ví dụ khi chúng ta đăng ký kinh doanh hộ cá thể, đăng ký thành lập doanh nghiệp, hợp đồng hợp tác,... thì chúng ta được quyền sử dụng cơ sở và hợp đồng cá nhân với chủ mặt bằng đó, đây tưởng chừng là điều đương nhiên nhưng không phải, khá nhiều chủ nhà cao tuổi, họ không hiểu hết các vấn đề họ chỉ muốn không gặp rắc rối, họ tưởng chúng ta sẽ sử dụng trái phép, có ý đồ này nọ, liên quan đến cơ quan đoàn thể chính quyền họ không thích,... và họ sẵn sàng không đồng ý kể cả không cho thuê nhà, bạn cần chú ý

8. Phá hợp đồng: Nếu phá hợp đồng thì bồi thường thiệt hại là 3 đến 5 tháng tiền nhà, việc tái đầu tư vào cơ sở vật chất sẽ diễn ra liên tục, nếu phá hợp đồng thì bạn cần một khoản phí đủ khấu hao và vận chuyển đồ sang cơ sở mới, lúc này chúng ta đỡ được thiệt hại

9. Đáp ứng hầu hết các thỏa thuận trên: Nếu chủ nhà không thoải mái với phần đa các yêu cầu trên thì tốt nhất chúng ta không nên đầu tư vào cơ sở này, dù nó có tiềm năng phát triển nhưng không có tiềm năng ổn định thì bạn cứ đầu tư, thu lợi nhuận rồi bạn lại thiệt hại hết thôi.

=> Từ việc thuê mặt bằng không có tính ổn định, nên một số trường hợp bạn chú ý không đưa địa chỉ cơ sở vào, ví dụ bạn có một kênh video, video sẽ tồn tại vĩnh viễn, trong khi mặt bằng có thể thay đổi, vì vậy khi làm video chỉ đưa hotline, nick name, hoặc thông tin nào thuộc quyền sở hữu của bạn

Chúc bạn sớm tìm được một mặt bằng ưng ý và hội tụ đủ điều kiện để kinh doanh ổn định và thành công!


Nail Phương Lê